- Tại sao phải cải tạo tường nhà cũ
Vấn đề nhà cửa xuống cấp là tình trạng chung của những căn nhà đã qua sử dụng lâu năm, những kiến trúc của căn nhà đã không còn được đảm bảo cả về tính thẩm mỹ lẫn tính an toàn cho chủ nhà. Đặc biệt là những bức tường bị đổi màu và loang lổ dần theo năm tháng. Nếu như cấu trúc nền móng, cột nhà hay những thiết kế chống lực khác của căn nhà vẫn còn đảm bảo về tính an toàn thì chủ nhà chỉ cần tu sửa lại bề mặt của những bức tường mà thôi. Để cải tạo lại tường nhà cũ cũng không phải là chuyện đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Nó đơn giản ở chỗ bạn không cần phải lên kế hoạch quá chi tiết và tỉ mỉ như thiết kế lại căn nhà hay nội thất căn nhà mà bạn chỉ cần cải tạo lại các bức tường trong nhà mà thôi. Nói phức tạp chính là việc bạn phải tìm được một dịch vụ thi công chất lượng và an toàn để giao công trình cải tạo tường nhà cũ này cho họ. Chính vì thế chúng tôi giới thiệu đến bạn công ty CP thương mại và xây dựng ANDU, dịch vụ cải tạo và thiết kế nhà cửa, chuyên về hỗ trợ và thực thi quá trình cải tạo nhà cửa một cách đảm bảo nhất.
- Các bước cải tạo tường nhà cũ
Bước 1: Xử lý bề mặt tường
Trước khi thi công lớp sơn lót, bạn cần phải thực hiện quá trình xử lý bề mặt tường sao cho nhẵn nhụi, không có các vết nứt hay xuất hiện các vết bụi bẩn. Ngoài ra, với những bức tường đã được sơn một lớp sơn lót lên trước đó thì bạn cần phải đảm bảo lớp sơn lót đó không bị bong tróc hay bị nứt vỡ ra.
Đối với những bức tường đã được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian trên 5 năm thì bạn nên cải tạo lại lớp sơn lót bên trong và thay vào đó lớp sơn lót khác chắc chắn và an toàn hơn, nếu tường nhà bạn có lớp sơn cũ rồi thì bạn cũng nên loại bỏ tất cả trước khi sơn lớp sơn mới lên. Có một số gia đình có thói quen trang trí tường nhà bằng các loại giấy dán mỹ thuật lên, nhưng khi cải tạo lại bạn phải tháo dỡ hết tất cả các mảnh giấy dán đó và tiến hành thi công như những căn nhà bình thường.
Bước 2: Thi công keo dán
Sau khi loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc cũng như các vết dơ hay những tạp chất còn lại trên bề mặt tường thì bạn có thể sử dụng các loại keo dán để thi công các mặt tiếp xúc của tường. Đối với keo dính này, bạn nên chọn những loại keo dán chuyên dụng kết hợp với nhau. Lý do nên chọn loại keo này là vì chúng có độ thẩm thấu mạnh, tính chất có thể thâm nhập vào bề mặt của bức tường khiến cho bức tường có thể bám chắc lớp sơn khi mà bạn thực hiện các thao tác về sau. Thao tác rải lớp keo này phải thật tỉ mỉ và đều tay, có như vậy độ mịn của bức tường mới được đảm bảo.
Bước 3: Xử lý chống thấm và nứt
Hầu hết trong tất cả các trường hợp trước khi sơn sửa lại, chủ nhà đều phải xử lý công đoạn chống thấm nước cho bức tường nhất là trong phòng tắm và trong phòng bếp vì 2 phòng này thường xuyên sử dụng nước, rất dễ khiến cho nước văng lên tường lâu ngày dẫn đến tình trạng nấm mốc và mọc rêu xanh trên bức tường khiến cho căn nhà bị mất đi thẩm mỹ. Do vậy trước khi sơn sửa lại, bắt buộc chủ nhà phải thực hiện công đoạn chống thấm, chống thấm thường sử dụng kết hợp cân đối với lớp sơn tường, thông thường lớp phủ chống thấm có độ dày được giữ trên 1.5mm.
Ngoài ra, một số vách tường trong nhà không bị thấm nước nhưng chúng cần phải bảo trì lại vì xuất hiện một số vết nứt. Vết nứt ở trên tường cũng có rất nhiều lý do, có thể là do lớp thạch cao đã quá cũ hoặc thời tiết thay đổi khiến cho kết cấu mặt tường bị thay đổi. Đối với tình trạng này bạn nên thuê người trét lại lớp xi măng cho những vết nứt đó, chỉ có cách khắc phục những lỗi nhỏ như vậy mới không ảnh hưởng đến chất lượng của cả căn nhà.
Bước 4: Thi công lớp sơn bả matit
Khi lớp nền được xử lý và các vết nứt được khắc phục thì đây là bước tiến hành sơn bả matit. Mục đích của việc sơn bả matit này là giúp cho lớp sơn sau này được mượt mà hơn, tránh được tình trạng bong tróc hay màu sơn không được đều.
việc lựa chọn bột trét matit còn phải dựa vào độ bám dính. Nếu bột trét có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn sau này và ảnh hưởng đến chất lượng của những bức tường trong nhà.
Bước 5: Đánh bóng bề mặt tường
Sau khi thi công lớp bả matit, những bề mặt tường chắc chắn vẫn còn một số chỗ không được đều và vẫn còn lồi lõm. Do đó khi lớp bột matit đã khô hoàn toàn, bạn nên sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt tường phẳng phiu mà nhìn đẹp mắt hơn. Trong lúc đánh bóng nên chú ý đánh với một lực vừa phải và đánh đến khi nào bề mặt tường phẳng hoàn toàn thì thôi, chú ý đến những vị trí như góc tường và chân tường.
Bước 6: Tiến hành sơn lót và sơn phủ
Tiến hành sơn lót
Trước khi tiến hành sơn phủ, một lớp sơn lót trên bề mặt tường là điều không nên thiếu bởi lẽ lớp sơn lót trên tường sẽ giúp bức tường của bạn trông đều màu và hài hòa hơn, nó giúp tường của bạn chống được nguy cơ bị ẩm nước và bị oxi hóa. Việc sơn một lớp sơn lót sẽ không cho bạn thấy được lợi ích ngay trước mắt. Nhưng nếu bạn bỏ qua bước này, về lâu về dài tường nhà của bạn sẽ nhanh chóng bị ăn mòn bởi các tác hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng. Lâu ngày tường sẽ trở nên bị đổi màu và không còn mới nữa.
Tiến hành sơn phủ
Sau khi sơn xong lớp sơn lót thì tiến hành đến lớp sơn phủ. Đối với sơn phủ, bạn nên sơn từ 2 – 3 lớp bởi vì nếu sơn 1 lớp thì lớp sơn đó sẽ không đều màu, chỗ đậm chỗ nhạt gây nên mất thẩm mỹ. Khi sơn nên chú ý khoảng cách thời gian sơn giữa hai lớp. Sau khi sơn xong lớp đầu tiên, bạn phải chừa một khoảng thời gian đủ để cho lớp sơn đó khô hoàn toàn mới tiến hành qua sơn lớp thứ 2. Thời gian để lớp sơn thứ nhất khô mất khoảng từ 2-3h.
- Một số nguyên nhân và phương pháp cải tạo tường nhà cũ
3.1. Tường rạn nứt
Nguyên nhân dẫn đến bề mặt tường rạn nứt đó là do kết cấu của bức tường, các bề mặt tường sau khi bị ẩm do ngấm nước sẽ xuất hiện các vết rạn nứt. Một lý do nữa dẫn đến tình trạng tường nhà bị rạn nứt đó là do kỹ thuật sơn trát lúc trước không chất lượng, có thể lớp bột trát ban đầu không đều tay hoặc do lớp bột quá dày. Một lý do khiến cho tường nhà bị rạn nứt nữa đó là do cấu trúc của móng nhà bị sụt lún tạo nên độ xô lệch của bức tường dẫn đến tình trạng tường bị rạn nứt.
Phương pháp xử lý vết nứt trên tường bằng cách tiến hành trang trí bức tường bằng giấy màu vào những chỗ có vết nứt. Nếu như khe nứt quá rộng thì trước tiên bạn phải dán lên các loại giấy có độ dẻo dai trước, sau đó mới dán các loại giấy thường. Bước tiếp theo bạn dùng thuốc bôi lên mặt biên trước và dùng 2 – 3 lớp sơn lót chống nước. Bước cuối cùng là sơn lên tường màu sơn mà bạn yêu thích.
3.2. Mặt tường bị bong tróc, phồng rộp
Nguyên nhân chính khiến cho mặt tường bị lồi lên chủ yếu là do tường bị ẩm ướt, mặt dính kết của bờ tường chưa thật sự vững chắc hay cấu trúc của bức tường bị biến đổi dẫn tới bề mặt của bức tường bị lồi lên.
Cách khắc phục tường nhà bị lồi chính là loại bỏ hết các lớp bên ngoài của bức tường cho đến lớp xi măng. Sau đó áp dụng cách cạo lớp sơn tường cũ và bôi lớp thuốc lên các mặt tiếp xúc của bức tường. Bước tiếp theo là sơn lên 2 – 3 lớp sơn lót hoặc lớp sơn chống thấm nước, bước này sẽ giúp cho tường nhà bạn chống được các nguy cơ ảnh hưởng về sau. Cuối cùng là sơn lên tường lớp sơn hoàn chỉnh mà bạn đã dự tính từ trước.
3.3. Tường không phẳng
Nếu tường nhà bạn có bề mặt tình trạng không bằng phẳng, mặt tường bị phập phồng, nhấp nhô dưới 1.5cm hoặc ít hơn, hay là những bề mặt tường khó cải tạo như trong góc tường thì có thể sử dụng thạch cao để làm cho bề mặt bằng phẳng hơn. Còn nếu bề mặt bị nhô lên tầm 2cm thì phải sử dụng vôi vữa xi măng thì mới có thể giúp cho bờ tường trở nên bằng phẳng.
3.6. Tường bị thấm nước và lên mốc
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tường nhà bạn bị lên mốc chính là do khu vực đó bị thấm nước quá lâu, nước tích tụ lại dần dần lâu ngày tạo thành các vết ố và tạo cơ hội cho rong rêu phát triển. Một phần lý do khiến cho tường nhà bị thấm nước có thể là do đường ống thoát nước trong nhà không đảm bảo, thứ hai là do nước mưa trên trần nhà có thể ngấm xuống bề mặt tường khiến cho tường lúc nào cũng bị ẩm mốc.
Để khắc phục tình trạng này thì bạn phải cải tạo chỗ tường bị thấm nước bằng cách sử dụng lớp sơn lót hoặc sơn chống thấm nước như mình đã nhắc đến trong phần xử lý tường bị bong tróc, phồng rộp, bạn có thể xem lại để nắm rõ hơn cách xử lý nhé.
8 Ý TƯỞNG CẢI TẠO TƯỜNG NHÀ CŨ THÀNH MỚI ĐẸP HOÀN HẢO
1/ Trước khi cải tạo tường nhà cũ chắc chắn phải xử lý nền tường trước
Trước khi cải tạo tường nhà cũ chắc chắn bạn phải kiểm tra và xử lý nền tường trước, cũng giống như xây một căn nhà thì việc đầu tiên phải tạo một nền móng chắc chắn. Các bụi vữa, các vết bẩn hay những chỗ sần sùi trên bức tường cần phải được loại bỏ triệt để. Nếu quá trình nghiêm trọng thì bạn phải loại bỏ hoàn toàn. Sau khi mặt tường được loại bỏ các vật thể thừa thãi thì đã đến lúc cần đánh bóng mặt tường, quét một lớp xi măng trắng và tạo một lớp chống thấm cho bức tường. Cuối cùng bạn cần cố định chắc chắn bức tường để tạo điều kiện cho bức tường được sơn mới.
2/ Làm sạch các bức tường cũ
Thông thường các bức tường trong căn nhà khi sử dụng lâu ngày sẽ xuất hiện các hiện tượng như bụi bẩn, tình trạng rỗng nứt tường hoặc tính chống thấm nước bị giảm sút khiến bức tường bị ẩm mốc. Trong trường hợp đó, chủ nhà nên cải tạo lại bức tường bằng cách xóa bỏ các lớp sơn phủ hiện có, nếu như không thể làm sạch triệt để thì hãy khắc phục được chừng nào hay chừng đó, sau khi làm sạch bức tường bạn dùng sơn quét 2 lần và cuối cùng là tiến hành vẽ trang trí tường nhà hoặc sơn lên tường những màu mà bạn yêu thích để ngôi nhà thêm rực rỡ.
3/ Trước khi cải tạo tường thì loại bỏ lớp sơn lót trên màng của lớp sơn cũ
Lớp sơn lót trong tường tuy là có độ bền cao nhưng cũng phải đến lúc xuống cấp, thông thường những lớp sơn lót sẽ phải cải tạo sau 15 năm khi được đưa vào sử dụng. Quá trình cải tạo lại tường mới phải được loại bỏ các lớp sơn cũ đến tận chân tường trong đó có cả lớp sơn lót cũ. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn kết tủa cũng như hiệu chất lượng về mặt lâu dài của căn nhà.
4/ Không nên sơn lớp sơn phủ lên trước
Nếu ban đầu tường nhà bạn là lớp sơn phủ, sau khi loại bỏ sạch các lớp màng keo và được tân trang lại bằng lớp sơn lót. Sau đó trực tiếp thi công trên các sản phẩm có lớp sơn kết tủa sẽ rất dễ khiến cho các lớp sơn bị rơi ra. Chú ý đánh bóng khi làm sạch lớp sơn lót trên màng của lớp sơn cũ, nếu không trong quá trình sơn lại sẽ có những mức tiếp nhận màu sơn khác nhau dẫn đến màng sơn sau khi sơn xong sẽ bị không đều màu. Trên lớp màng sơn keo cũ bạn nên sơn thêm một lớp nữa để xử lý với các vết nứt và phần bị cong vênh.
5/ Dán giấy dán tường để thay đổi diện mạo cho căn nhà
Có rất nhiều cách để trang trí cho bức tường của căn nhà thêm rực rỡ hơn, có người thì thích trên tường nhà có các màu sắc tươi mới và các chi tiết hoa văn nghệ thuật. Còn có người lại thích trang trí tường nhà bằng giấy dán tường, vì chúng trông rất đẹp mắt và còn tiết kiệm được chi phí. Thi công bằng giấy dán tường hiện nay cũng rất được ưa chuộng nhất là trong những không gian như quán cafe hay quán trà sữa,…Việc thi công giấy dán tường đẹp rất được chú trọng. Ngoài ra, trang trí và sử dụng các miếng dán tường còn là một phương pháp tốt để cải thiện không khí và môi trường của không gian trong phòng. Các loại giấy dán tường được sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện đại đặc biệt là nó rất dễ dàng để vệ sinh và lau sạch. Cách dán giấy trang trí trên tường đối với một số gia đình có em nhỏ quả là kế sách vừa tiết kiệm được chi phí vừa mang lại tính thẩm mỹ mà lại còn an toàn và sạch sẽ. Có một lưu ý nho nhỏ là trước khi dán giấy dán tường cần chú ý xử lý các chướng ngại vật xuất hiện ở trên tường, sau khi xử lý xong bạn có thể tiến hành làm cho bề mặt bóng mịn. Đợi lớp keo dán tường thẩm thấu đều và dùng giấy dán lên nữa là xong.
6/ Đổi mới tường sử dụng sơn gốc nước thay vì sơn gốc dầu
Khi cải tạo tường và đang tìm kiếm một loại sơn tường uy tín thì bạn hãy cân nhắc nên sử dụng sơn gốc nước thay vì sơn gốc dầu. Bởi vì sơn gốc nước là loại sơn trực tiếp sử dụng nước thay vì sử dụng các loại dung môi hữu cơ làm chất pha loãng. Sơn gốc nước thường ít có mùi và không gây hại đối với sức khỏe của con người. Còn sơn gốc dầu thường gây nguy cơ có hại cho sức khỏe của con người nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.
7/ Tạo lớp chân tường bằng gạch men hoặc gỗ
Thông thường những vách tường của những gia đình nào có con nít sẽ ngập tràn những hình vẽ trên tường, những hình vẽ đó tuy là lưu giữ lại những ký ức về tuổi thơ nhưng nó hoàn toàn làm cho căn nhà của bạn mất đi vẻ đẹp trong mắt người nhìn. Chính vì thế những con người của sáng tạo đã thiết kế ra những tấm chân tường bằng gạch men và bằng gỗ có thể dán lên trên chân tường, việc này làm cho chân tường nhà bạn lúc nào cũng sạch sẽ và còn khiến cho căn nhà thêm phần sang trọng. Những tấm chân tường này có thể là bằng gạch men hoặc bằng gỗ tùy vào sở thích của mỗi người, nó có chiều cao tầm 1m và tác dụng là giữ gìn cho bức tường được sạch sẽ hơn.
8/ Bảo dưỡng bức tường nếu muốn có một không gian lúc nào cũng như mới
Nếu như đã cải tạo được một bức tường ưng ý trong nhà rồi thì việc cuối cùng bạn cần thực hiện đó là giữ gìn và bảo dưỡng bức tường, ngăn chặn các tình trạng cũ có thể xảy ra bằng cách bảo trì các đường ống thoát nước vệ sinh, nơi mà nước có thể rò rỉ ngấm vào tường. Hoặc thường xuyên vệ sinh đường ống thoát nước mưa trên mái nhà, nhiều khi có những mẫu rác thải nhỏ cũng đủ để làm tắc ống nước dẫn đến tình trạng nước không thoát đi được và ngấm vào tường nhà.
KẾT LUẬN: Hiện nay có rất nhiều cách để cải tạo lại tường nhà cũ mà không mất quá nhiều chi phí, có điều bạn phải biết lên kế hoạch và tính toán thật chi tiết những gì muốn làm và nên làm để có một bức tường mới và tốt hơn trước. Một trong những sự tính toán đó bao gồm cả việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín trong nghề xây dựng, và ANDU chính là đơn vị đó khi có trong tay hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và cải tạo nhà cửa, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và giao căn nhà của mình cho ANDU.
Một số hình ảnh tham khảo: