CẢI TẠO TRẦN THẠCH CAO
- Trần thạch cao là gì?
Có nhiều người thắc mắc không biết trần thạch cao là gì và chúng có đặc điểm như thế nào mà lại được nhiều người sử dụng đến như vậy. Cũng giống như các loại trần la phông bằng các chất liệu khác như: bê tông, xi măng, trần ván ép, trần nhựa,… Nhưng trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới vì chúng có những đặc điểm vượt trội hơn hẳn những loại trần kia bởi: trọng lượng của những tấm thạch cao khá nhẹ, độ bền cao và không gây hại cho môi trường, dễ dàng uốn cong tạo những mô hình theo sở thích và điều quan trọng nhất có lẽ là do trần thạch cao dễ dàng thi công hơn những loại trần khác cũng như dễ dàng sửa chữa nếu như có sai sót xảy ra.
Trần thạch cao được làm từ các tấm thạch cao chắc chắn và chất lượng, chúng được gắn cố định bởi một hệ thống khung vững chắc bên dưới lớp trần beton. Bằng mắt thường bạn khó có thể thấy được những chỗ nối các tấm thạch cao bởi chúng được ngụy trang nhờ vào những lớp sơn phủ bên ngoài bề mặt.
Phân loại trần thạch cao
Trần thạch cao được chia thành hai loại đó là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm
– Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả có cấu tạo gồm khung xương và những tấm thạch cao chuyên dụng. Khung xương thạch cao có thể thiết kế theo kiểu ô vuông 600*600mm hoặc ô hình chữ nhật 600*1200mm. Có thể sử dụng những tấm thạch cao chuyên dụng hoặc những tấm trang trí trên nền tấm thạch cao. Do đó, cải tạo trần bằng thạch cao có nhiều loại hình tùy theo sở thích của chủ nhà nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho căn nhà.
– Trần thạch cao chìm hay còn gọi là trần phẳng được cấu tạo từ những khung xương trần chìm và tấm thạch cao. Hệ thống khung xương này có thiết kế luôn được che kín và nó tiện nghi ở chỗ là có thể linh hoạt trong cách tạo hình và trang trí theo những thiết kế hoa văn tùy vào sở thích của chủ nhà.
Tại sao phải cải tạo trần thạch cao?
Trần thạch cao được sử dụng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nó được áp dụng trong hầu hết trong các công trình xây dựng và cải tạo sửa chữa nhà cửa. Và bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nói về cải tạo trần thạch cao tại không gian công ty.
Có rất nhiều lý do khiến cho người chủ sở hữu phải chấp nhận đánh đổi một số chi phí để có được một cấu trúc căn nhà tốt hơn. Và dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn phải sửa chữa, cải tạo trần thạch cao.
Thời gian căn nhà hoạt động và được đưa vào sử dụng đã quá lâu khiến cho chất lượng của lớp thạch cao trên trần nhà bị giảm xuống ảnh hưởng đến chất lượng công trình của công trình tại công ty. Sự không an toàn đó ảnh hưởng đến tinh thần của những nhân viên làm việc tại công ty. Cụ thể như trần thạch cao sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng ố vàng, bị nứt, rạn có thể bị ngấm nước dẫn đến tình trạng mục, vỡ, rơi rụng,…
Do trần thạch cao có hệ thống khung giá đỡ, khung xương được làm bằng sắt, thép nên lâu ngày những chất liệu đó có thể bị rò rỉ và ảnh hưởng đến đường dây điện cộng với hệ thống bóng đèn được lắp phía trên trần nhà.
Do trần thạch cao ngăn cách đường ống nước và đường dây điện bằng lớp bê tông phía trên nên khi sửa chữa đường ống nước hoặc đường dây điện, bạn phải tháo dỡ lớp trần thạch cao.
Do chủ sở hữu muốn thay đổi phong cách của kiến trúc công ty nên muốn cải tạo lại lớp trần thạch cao cho đẹp mắt và mới lạ.
- Lựa chọn đơn vị thi công cải tạo trần thạch cao
Hiện nay nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở đang ngày càng tăng lên khiến cho số lượng những công ty dịch vụ cải tạo nhà cửa cũng cứ thế mà tăng dần. Và thường là dịch vụ cải tạo trần thạch cao cũng bao gồm luôn trong đó, vậy làm cách nào để bạn tìm được cho mình một công ty đủ tiêu chuẩn có thể mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị không kém phần chất lượng? công ty ANDU sẽ giúp bạn thực hiện điều đó với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, ANDU đã trải qua hầu hết các vấn đề trong quá trình cải tạo trần thạch cao, có thể khắc phục và cải tạo những khuyết điểm đó trở thành những sản phẩm hoàn hảo nhất. Mang tới cho khách hàng một lớp trần thạch cao như mong muốn và đảm bảo 100% về chất lượng cũng như có chính sách bảo hành minh bạch và rõ ràng sau khi hoàn thành căn nhà cho khách hàng.
ANDU là một trong số những công ty cung cấp về mảng dịch vụ cải tạo nhà cửa, nội thất văn phòng cũng như nhà ở, thiết kế và cung cấp các mẫu nội thất giá rẻ và mới lạ,… luôn có đội ngũ những chuyên gia về cải tạo nhà cửa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc và thi công cải tạo nhà cửa cho bạn từ A đến Z.
Khi gọi tới cho ANDU bạn sẽ được tiếp nhận và được hỗ trợ tư vấn bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, quá trình tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn có thể trao đổi về tình hình căn hộ của bạn và nhu cầu về sửa chữa cũng như lời khuyên về các giải pháp cải tạo trần thạch cao.
- Cần chuẩn bị những gì trước khi cải tạo trần thạch cao
Trước khi tiến hành làm một việc gì đó bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về nó tránh sự việc sai sót xảy ra đặc biệt là khi cải tạo lại nhà cửa. Trước khi quyết định làm trần thạch cao bạn nên tìm hiểu về các loại trần thạch cao để biết được nó gồm những loại trần như thế nào, sử dụng loại trần nào thì phù hợp với tình trạng của căn nhà mình và kích thước của căn phòng cần cải tạo là bao nhiêu.
Bạn phải sử dụng vật tư đồng bộ chính hãng khi cải tạo trần thạch cao. Khác với la phông nhựa, khi cải tạo trần bằng thạch cao bạn nên chú ý tới sự đồng bộ của chất liệu trần nhà, có như vậy mới đảm bảo được tính an toàn và bền vững của trần thạch cao. Khung xương cũng là điểm khá quan trọng trong quá trình cải tạo trần thạch cao, khung xương có tốt, có chắc chắn thì mới chống đỡ được những tấm thạch cao qua một thời gian dài.
Tìm hiểu và nắm rõ các thông tin thông số kỹ thuật của trần thạch cao cũng là một sự đảm bảo về sự an toàn của trần thạch cao trong quá trình thi công và cải tạo. Hiểu rõ được các bước làm thạch cao cũng như các khuyến cáo và chỉ định của nhà sản xuất, lắp ráp đúng kỹ thuật góp phần nâng cao được độ bền của trần nhà cũng như đảm bảo được độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Để đảm bảo được độ bền của trần cũng như sự an toàn khi sử dụng thì đội ngũ thi hành công trình là một yếu tố phải được đặt lên hàng đầu góp phần khiến cho công trình có thành công hay thất bại. Nếu không phải là một người sành sỏi về xây dựng cũng như tìm kiếm được một đội ngũ thi công chất lượng thì hãy nhớ đến dịch vụ cải tạo và thi công nội thất ANDU như chúng tôi đã giới thiệu ở đầu bài.
- Những lưu ý khi cải tạo trần thạch cao
Mặc dù cải tạo trần bằng thạch cao mang lại rất nhiều lợi ích và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi cải tạo trần bằng thạch cao bạn nên hết sức thận trọng để tránh nguy cơ hư hại trong khi sử dụng cũng là để giữ gìn độ bền của trần thạch cao và về tính thẩm mỹ của chúng. Trần thạch cao được quảng cáo là rất bền và có các đặc tính ngăn được rất nhiều những tác hại khác, nhưng đó là khi bạn thi công và sử dụng theo đúng tiêu chuẩn cho phép của nhà sản xuất, còn khi bạn sử dụng sai và không tuân theo những cảnh báo thì vẫn có nguy cơ hư hại về vật chất.
+ Thứ nhất: Trần thạch cao rất kỵ nước và có thể trở nên mục và rữa khi tiếp xúc với nước quá lâu. Vì thế nên trước khi thi công ghép trần, bạn nên kiểm tra kỹ càng phần mái nhà coi thử có bị lỗ hổng nào mà nước mưa có thể chảy xuống phần thạch cao bên dưới hay không. Có rất nhiều gia đình khi cải tạo đã không kiểm tra kỹ càng, một thời gian sau khi thi công xong mới phát hiện có nước ngấm vào trần thạch cao và khiến cho căn phòng mất phần thẩm mỹ. Đối với trần thạch cao nổi thì còn có khả năng khắc phục dễ dàng bằng cách gỡ từng tấm thạch cao ra sửa chữa lại, còn đối với trần thạch cao chìm thì chỉ có gỡ toàn bộ trần nhà và thi công lại mà thôi. Nếu thi công kỹ càng, trần nhà không bị rò rỉ thì trần thạch cao có thể giữ gìn và sử dụng từ 10-15 năm.
+ Thứ hai: Trần nhà bằng thạch cao dùng lâu ngày sẽ xuất hiện các vết nứt và đặc biệt là ở những vị trí có trét xi măng. Tình huống này thường hay xảy ra với trần chìm và những vết nứt như thế dần dần lớn lên và gây mất thẩm mỹ của căn nhà. Chính vì vậy, khi trần mới xuất hiện các vết nứt thì tốt hơn hết là bạn nên cho người đến để sơn và dặm lại xi măng cho trần nhà.
+ Một giải pháp hữu hiệu cho những bạn lo sợ trần thạch cao sẽ không may bị ngấm nước đó là khi thi công, bạn nên sử dụng tấm thạch cao chống nước (Smart board hoặc tấm Duraflex) để ngăn chặn nước mưa có thể thấm vào trần nhà.
- Ưu điểm và nhược điểm khi cải tạo trần thạch cao
5.1. Ưu điểm cải tạo trần thạch cao
Ngày nay, cứ mỗi khi có nhu cầu cải tạo nhà cửa, trần nhà, người ta nghĩ ngay đến trần thạch cao. Không phải tự dưng mà trần thạch cao chiếm được sự ưu ái của người dân như vậy, tất cả đều có lý do của nó.
Vốn dĩ trần thạch cao được yêu thích như vậy là nhờ đặc tính không độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Bởi lẽ, mỗi người trong chúng ta khi nhắc đến hàng dởm, hàng nhái là sẽ tránh xa và không muốn dính líu tới. Nhưng với trần thạch cao, mọi người có thể an tâm khi noa hoàn toàn thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe của con người khi nó không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư.
Các chỉ số kỹ thuật mang tới danh tiếng cho trần thạch cao không thể không nhắc đến đó là trần thạch cao có thể chống cháy, cách âm một cách hiệu quả và tiêu âm, chống ẩm ướt và chống nóng cho thân nhiệt cơ thể người.
Trần thạch cao có tính thẩm mỹ rất cao, bạn có thể sơn lên trần thạch cao bằng những màu sắc mà bạn yêu thích hoặc những họa tiết lạ mắt khiến cho căn phòng thêm đặc sắc hơn đó là đối với trần thạch cao chìm. Còn đối với trần thạch cao nổi bạn chỉ có thể lựa chọn những họa tiết có sẵn trên thiết kế của tấm thạch cao, hoặc sơn lên tấm thạch cao những màu sắc mà bạn yêu thích nhưng thường người ta sẽ sử dụng màu trắng để tạo không gian sáng cho căn phòng.
Trần bằng thạch cao chìm có độ bền rất chắc chắn, nó được thiết kế theo hệ thống chịu lực nên bạn có thể theo những đồ vật trang trí lên trên hoặc những chiếc đèn chùm tô điểm cho căn phòng thêm sáng hơn. Bên cạnh đó, đối với những tấm thạch cao được thi công và bảo trì chắc chắn có thể sử dụng và duy trì lên tới 10-15 năm. Việc sửa chữa và bảo trì được thi công dưới nhiều mức chi phí khác nhau cũng tùy vào tình trạng của trần nhà thạch cao.
Khi sử dụng trần thạch cao bạn cũng có thể giảm được đáng kể nguy cơ cháy nổ trong nhà khi trần thạch cao được thiết kế với chức năng chống cháy, chúng làm chậm thời gian bén lửa từ 1-4h. Khiến cho ngọn lửa không thể lan sang các vùng khác khi không may xảy ra cháy nổ.
5.2. Nhược điểm khi cải tạo trần thạch cao
- Đối với trần thạch cao nổi: nhược điểm đó là bạn chỉ có thể lựa chọn những họa tiết có sẵn trên thiết kế của những tấm thạch cao mà không được sáng tạo những mẫu thiết kế như sở thích của bản thân.
- Đối với trần thạch cao chìm: Khi xảy ra sự cố trần nhà bị ố vàng hay bóng đèn phía trên trần nhà bị hư, bạn phải sửa chữa nó bằng cách tháo toàn bộ trần thạch cao xuống và cải tạo lại.
- Quy trình thi công cải tạo trần thạch cao
6.1. Quy trình thi công trần thạch cao nổi
Bước 1: Xác định độ cao của trần lấy, đánh dấu chiều cao của trần bằng ống nivo sau đó đánh dấu vị trí của trần nhà trên vách tường hoặc cột nhà
Bước 2: Tùy thuộc vào loại vách nên sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào tường hay trên vách. Tùy theo vách tường hoặc cột nhà, bạn sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà
Để đảm bảo được độ rộng của tấm trần và khung sắt, trần nhà phải được chia thích hợp khoảng cách của thanh chính và thanh phụ, có thể chia như sau:
610mm*610mm 600mm*600mm
610mm*1220mm 600mm*1200mm
Bước 5: Móc
Khoảng cách phân chia tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tường tới móc đầu tiên là 405mm
Bước 6: Thanh dọc – Thanh chính
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh nay với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng 610mm hoặc 1220mm
Bước 7: Thanh ngang – Thanh phụ
Thanh ngang được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính và phải đảm bảo được kích thước thiết kế, có 2 loại kích thước
610mm*1220mm
600mm*1200mm
Bước 8: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong bạn cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và điều chỉnh mặt bằng khung cho thật phẳng.
Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung đã hoàn chỉnh
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần thạch cao loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và cho mỗi góc của tấm trần có 1 kẹp.
Bước 10: Kẹp tường
Dùng kẹp cố định các trần dọc vào tường
Bước 11: Xử lý các viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kép để cắt đi những phần thừa
Đối với mặt tấm trần, phải dùng cưa răng hoặc nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần thạch cao rồi bẻ tấm trần ra theo hướng dẫn đã vạch, dùng dao rọc đi các phần giấy còn lại.
6.2. Quy trình thi công trần thạch cao chìm
Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà
Việc xác định độ cao của trần nhà rất quan trọng, nếu trần nhà quá cao sẽ khiến căn nhà có nhiều khoảng trống không cần thiết, nếu trần nhà thấp quá cũng khiến cho căn nhà bị bí bách
Dùng ống nivo hoặc tia laser để đánh dấu chiều cao trần thạch cao
Bước 2: Lắp cố định thanh viền tường theo chân thạch cao
Lắp cố định thanh viền tường giúp lớp trần thạch cao về sau có độ cân bằng và ngăn được tình trạng bị xô lệch.
Bước 3: Phân bố chia khoảng cách trần thạch cao đúng theo tiêu chuẩn
Chia mặt trần các khoảng cách thích hợp với các khoảng cách từ trung tâm của thanh chính so với thanh phụ thông thường là
600*1200mm; 610*1220mm; 600*600mm; 610*610mm hoặc theo nhu cầu của chủ nhà mà các chuyên gia sẽ phân chia phù hợp.
Bước 4:
Cố định các điểm treo TY bằng cách khoan trực tiếp bằng mũi khoan 8mm. Phân bố khoảng giữa các Ty là 1200mm và Ty gần nhất cách vách là 610mm. Các Ty này có tác dụng ngăn chặn các trần thạch cao khỏi tình trạng bị võng và lệch lạc.
Bước 5: Lắp thanh khung xương chịu lực chính của trần thạch cao
Thanh chính của trần thạch cao chịu tác động lực chính của trần nhà nên được lắp ráp theo một cách chắc chắn
Bước 6: Lắp thanh phụ, chuẩn bị bắn vít cố định tấm thạch cao làm trần
Các thanh phụ thông thường được lắp vào các thanh chính một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sau khi lắp xong, cần xem lại và chỉnh sửa các thanh sao cho cân bằng và không có độ lệch lạc cũng như bố trí các khung sao cho ngay ngắn và mặt khung phẳng.
Bước 7: Các lưu ý khi lắp đặt tấm thạch cao đầu tiên
Kiểm tra lại các tấm thạch cao phải còn nguyên và không bị sứt mẻ hay bị bứt. Các tấm thạch cao bị mẻ góc sẽ sử dụng làm tấm ghép sau này.
Vít chặt, cố định các tấm thạch cao với khung xương trần bằng vít thạch cao chắc chắn.
Khi lắp tấm thạch cao thứ hai phải bắt lệch một thanh phụ so với lớp thạch cao thứ nhất và chú ý chừa một khe hở nhỏ, sau này bạn sử dụng băng keo lưới chuyên dụng dán lên và dùng bột trét thạch cao để hoàn tất phần thô.
Bước 8: Phủ kín mối nối giữa các tấm thạch cao bằng băng keo lưới
Việc phủ kín mối nối giữa các tấm thạch cao thường dùng là bột thạch cao chuyên dụng. Đảm bảo sau khi dán băng keo lưới, thợ thi công phủ một lớp trên bề mặt bằng bột thạch cao chuyên dụng sẽ ngăn chặn được tình trạng nứt, vỡ lớp thạch cao.
KẾT LUẬN: Hiện nay việc cải tạo trần thạch cao không còn quá xa lạ gì với mọi người, nhất là những người đang và đã có nhu cầu cải tạo lại trần nhà. Việc sử dụng phương pháp cải tạo trần bằng thạch cao mang đến không ít sự thuận tiện cũng như tính thẩm mỹ đối với người sử dụng. Mà yếu tố quyết định được tất cả yêu cầu của khách hàng đó là một dịch vụ uy tín và chất lượng đảm bảo được tính khả thi trong việc cải tạo. Và dịch vụ có thể thực hiện được tất cả các điều trên không thể không nhắc đến chính là ANDU. Mỗi khi có nhu cầu về sửa chữa nhà cửa, thiết kế nội thất hay cải tạo trần nhà thạch cao thì hãy liên hệ ngay với ANDU. Tại đây, khách hàng sẽ phải hài lòng với dịch vụ và ANDU mang tới.
Một số hình ảnh: