Cải tạo trần nhà

Do được xây dựng và đưa vào sử dụng lâu năm nên kiến trúc của trần nhà bị xuống cấp, ảnh hưởng đến sự sinh hoạt cũng như tính an toàn của mọi người. Chính vì vậy, cải tạo trần nhà sẽ khắc phục tình trạng đó một cách nhanh chóng và an toàn. Những căn nhà được xây dựng từ lâu, chất lượng xây dựng không còn được đảm bảo rất dễ gây ra các tình trạng như rạn nứt trần nhà, trần bị ngấm nước, bị dột, hoặc trần nhà không được thiết kế lớp chống nhiệt dẫn đến tình trạng cơ thể bị khó chịu đặc biệt là tới mùa nóng. Việc cải tạo trần nhà sẽ khắc phục điều này một cách dễ dàng, mang đến cuộc sống thoải mái và an toàn cho những người trong gia đình.

Với những ngôi nhà có trần nhà bị xuống cấp nặng sẽ rất bất an mỗi khi vào mùa mưa bão hoặc mùa nắng nóng gay gắt. Căn nhà có thể sẽ bị tốc mái bất cứ khi nào mỗi khi trời mưa lớn, thêm vào đó là tình trạng dột nước xuống nhà khiến cho quá trình sinh hoạt gặp phải không ít khó khăn. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của trần nhà xuống cấp, bạn phải lên kế hoạch tiến hành cải tạo lại trần nhà càng sớm càng tốt. Không nên chần chừ sẽ khiến tình trạng xuống cấp ngày một nặng thêm và càng để lâu thì chi phí để cải tạo càng tăng lên theo cấp số, chính việc cải tạo đó sẽ khiến cho căn nhà của bạn càng thêm kiên cố và an toàn hơn khi sử dụng. Dịch vụ cải tạo nhà cửa ANDU sẽ giúp khách hàng thực hiện những việc đó với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, không một trường hợp nào mà ANDU không thể giải quyết. Nổi tiếng trong ngành đã lâu nên ANDU chiếm được sự ưu ái của hầu hết khách hàng có nhu cầu cải tạo nhà cửa trên thị trường. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và an tâm khi giao trọng trách to lớn đó cho ANDU.

  1. Những lý do cần cải tạo trần nhà 
    • Trần nhà quá cũ 

Về vấn đề trần nhà quá cũ, thông thường các căn nhà được xây dựng và đưa vào sử dụng trong một thời gian dài thì sẽ gặp phải tình trạng này. Việc tường nhà bị thấm nước hay bong tróc, xuất hiện các vết ố vàng cũng bắt nguồn từ trên trần nhà mà đi xuống. Bởi vì các đường ống nước hay nước mưa chảy xuống đều thấm từ trên trần nhà rồi mới lan vào trong bề mặt tường. Vì vậy, nếu muốn giữ được một căn nhà đẹp, không bị các vệt ố vàng trên trần nhà cũng như trên tường nhà thì việc đầu tiên phải làm là bảo trì trần nhà trước tiên.

  • Trần nhà bị nứt 

Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng trần nhà nứt hiện nay đó là do địa chất tại khu vực đó có sự sụt lún đất phía dưới khiến cho công trình xây dựng trước đó bị xô lệch vụ thể là phía trần nhà và một số hạng mục khác như tường và cột nhà. Một số lý do khác có thể là do quá trình thi công nhà trước đó đã sử dụng bê tông không đạt chất lượng, việc trộn xi măng không đều hay sử dụng nhiều loại xi măng khác nhau khiến cho độ co ngót của trần nhà không đồng đều gây ra các vết nứt. Các vết nứt này lâu ngày sẽ dần lớn ra và nếu chủ nhà không nhanh chóng cải tạo sẽ dẫn đến tình trạng dột nước, ẩm thấp, và tệ hơn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của những người sinh hoạt tại công trình đó.

  • Trần nhà quá thấp

Một căn phòng có trần nhà quá thấp sẽ khiến cho căn phòng trở nên tù túng, ngột ngạt và không được thoải mái. Nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấp có lẽ là do nguyên nhân khách quan bởi vì khi xây dựng các nhà thiết kế còn phải tùy thuộc vào ý muốn của chủ nhà và diện tích có thể xây cất lên mà tạo ra căn nhà. Ví dụ như một số khách sạn, trần nhà chỉ cao 2.5m nhưng chúng ta vẫn có cảm giác chúng rất cao, đó là do thiết kế và cách bày trí khiến cho người nhìn có cảm giác khác với sự thật.

  • Trần nhà bị thấm nước 

Đường ống nước bị rỉ hoặc ống thoát nước trên mái nhà bị vật gì đó làm tắc nghẽn chính là nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm nước. Nước bị rỉ ra không có lối thoát chỉ còn cách chảy xuống và ngấm vào trần nhà, đối với những trần nhà làm từ bê tông thì việc ảnh hưởng cũng không quá lớn, nhưng đối với một số căn nhà có trần làm từ thạch cao thì đây là một vấn đề cân não khi chủ nhà phải nghĩ cách để khắc phục tình trạng càng sớm càng tốt tránh dẫn đến tình trạng hư hại cả một căn nhà. Bởi lẽ thạch cao là nguyên liệu dùng để thiết kế và trang trí cho ngôi nhà thêm lung linh, sang trọng nhưng nó có một khuyết điểm đó là không thể chịu được trong môi trường tiếp xúc với nước hoặc ẩm ướt. Chính vì thế việc trần nhà bị ngấm nước khiến cho thiết kế của các lớp thạch cao cũng bị hư hại theo.

  1. Phương pháp cải tạo trần nhà 
    • Phương pháp cải tạo trần nhà quá cũ

Đối với trần nhà quá cũ việc cải tạo lại sẽ mất khá nhiều thời gian lẫn chi phí. Chính vì bạn phải cải tạo lại từ lớp sơn phủ của trần nhà cho đến bề mặt gạch ở phía trong. Bạn cần phải loại bỏ những phần bị hư hại như ố vàng, thấm nước hay bị đổi màu,…và để đảm bảo nhất thì bạn nên cải tạo lại hết bề mặt trần nhà thay vì chỉ cải tạo lại những phần bị hư hại.

Sau khi bạn làm sạch tất cả các vật thể thừa thãi thì đã đến lúc cần đánh bóng mặt tường, quét một lớp xi măng trắng và tạo cho trần nhà một lớp chống thấm. Bước cuối cùng bạn cần phải cố định chắc chắn trần nhà để tạo điều kiện cho trần nhà được sơn mới lại hoàn toàn. Bạn cũng có thể sử dụng thạch cao để trang trí lớp ngoài cùng của trần nhà thay vì sử dụng xi măng, trần thạch cao sẽ giúp cho căn nhà của bạn thêm phần đẹp mắt hơn và cũng rất bền nếu không bị tác động của những hiện tượng khác.

  • Phương pháp cải tạo trần nhà bị nứt

Để khắc phục tình trạng trần nhà bị nứt thì biện pháp xử lý sẽ cần tiến hành ở những vết nứt trước tiên.

Đối với những vết nứt hồ (vữa) bạn có thể tự thực hiện được mà không cần nhờ tới dịch vụ cải tạo nhà cửa. Với vết nứt nhỏ phía bên ngoài bề mặt trần nhà, bạn có thể dùng phương pháp trám bít lại và dùng sơn chống thấm để khắc phục hoặc dùng máy bơm keo chống nứt với áp lực cao bơm trực tiếp và nơi bị nứt. (lưu ý phương pháp này chỉ được áp dụng đối với vết nứt >0.6mm, độ dày bê tông >=35cm)

Đối với trần nhà bị nứt các vết lớn thì bạn sẽ phải khắc phục bằng cách đục một đường cách tâm bị nứt là 5cm, sau đó dùng lưới sắt đóng vào đường nứt vừa được đục ra. Việc tiếp theo là trộn hồ (vữa) thật già và trám bít kín vết nứt. Cuối cùng, bạn quét một lớp sơn chống thấm để gia tăng hiệu quả thi công.

  • Phương pháp cải tạo trần nhà quá thấp

Mặc dù chiều cao của trần nhà là cố định, không thể di chuyển. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn có thể khắc phục tình trạng này bằng các thiết kế và màu sắc cho trần nhà. Tạo cảm giác rộng rãi, cao ráo hơn cho căn nhà của mình. Có rất nhiều cách đánh lừa cảm giác của mắt ví dụ như màu sắc của trần nhà, màu sắc càng sáng thì căn nhà trông có vẻ càng cao hơn. Ngoài ra bạn có thể sơn trần nhà màu trắng và nền nhà sử dụng loại gạch men có đặc điểm bóng sẽ khiến cho căn nhà được phản chiếu ánh sáng và trông rộng rãi hơn rất nhiều.

Việc bố trí ánh sáng cũng rất quan trọng để thay đổi cảm nhận thực về không gian. Nhiều người từng nghĩ, việc sử dụng ánh sáng màu trắng với cường độ mạnh sẽ giúp cho căn phòng thêm phần rộng rãi hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các ánh đèn có màu sắc nhẹ nhàng và ấm cúng sẽ khiến cho căn phòng dịu mát hơn, đồng thời không tạo cho người nhìn cảm giác bị nhức mắt.

Bạn có thể sử dụng ánh đèn vàng và phân bổ chúng đồng đều trong nhà cũng khiến cho căn nhà thêm phần nhã nhặn và không làm mất đi sự cân bằng giữa độ cao của trần nhà. Cũng có thể kết hợp với cửa kính rộng và cao cùng với đèn tường hắt lên trần nhà, sự chuyển giao hài hòa giữa vùng tối và vùng sáng khiến cho mắt người quên đi cảm giác trần nhà bị thấp.

Lưu ý không nên treo đèn chùm hoặc quạt trần lên trần nhà thấp sẽ khiến cho căn nhà thêm chật chội hơn. Thay vào đó bạn có thể sử dụng đèn tường có ánh sáng phản chiếu lên trần nhà hoặc sử dụng đèn trần âm tường với ánh sáng vàng và kết hợp với gương để trang trí cho trần nhà.

  • Phương pháp cải tạo trần nhà bị thấm nước 

Cách khắc phục trần nhà bị thấm nước cũng không quá khó khăn, bạn chỉ cần loại bỏ hết các lớp bên ngoài của trần nhà cho đến lớp xi măng. Sau đó áp dụng cách cạo lớp sơn tường cũ, lưu ý khi cạo bạn phải cạo đều tay sao cho các lớp sơn tường cũ phải tróc hết. Sau đó, bôi lớp thuốc lên các mặt tiếp xúc của trần nhà. Bước tiếp theo là sơn lên 2 – 3 lớp sơn lót hoặc lớp sơn chống thấm nước, thực hiện bước này có tác dụng giúp cho trần nhà chống được các nguy cơ lặp lại các hư hại đã bị trước đó. Cuối cùng là sơn lên tường lớp sơn hoàn chỉnh mà bạn đã dự tính từ trước đó.

  1. Một số mẹo trang trí trần nhà đơn giản mà ấn tượng 

Cho dù căn nhà có được khoác lên một lớp sơn đẹp mắt hay những họa tiết trang trí phức tạp thì trần nhà vẫn là một điểm nhấn sáng chói cho căn nhà, trần nhà là vị trí đắc địa mà mỗi một vị chủ nhà nào cũng muốn tạo điểm nhấn để gây ấn tượng đối với các vị khách đến chơi. Chính vì thế trần nhà luôn được sự ưu ái trong khâu chọn lựa cũng như trong thiết kế. Dưới đây là một số cách khiến cho trần nhà bạn thêm phần đặc sắc hơn.

  • Sơn 

Một trong những yếu tố góp phần khiến cho căn nhà thêm đẹp mắt đó là lựa chọn màu sơn sao cho phù hợp với phong thủy của căn nhà cũng như hợp tone với các đồ vật nội thất trưng trong nhà. Trong đó việc chọn màu sơn cho trần nhà cũng đóng vai trò quan trọng không kém khi màu sơn của trần nhà góp phần tạo cho căn phòng trông rộng rãi, thoáng mát hay sang trọng hơn. Việc sơn trần nhà sẽ làm nổi bật lên không gian sống và tạo phong cách riêng của bạn trong khi lựa chọn màu sơn. Bạn hoàn toàn có thể chọn những màu sơn mang phong cách khác nhau với tùy từng gam màu. Những gam màu sáng sẽ giúp cho căn phòng của bạn nhìn sáng thoáng đãng và trông có vẻ rộng hơn, còn những gam màu tối sẽ tạo cảm giác căn phòng nhỏ hơn nhưng bù lại không gian vô cùng ấm cúng.

Nguyên tắc chính trong những gam màu trầm đó là căn phòng của bạn phải đảm bảo được ánh sáng, nếu như căn phòng có nhiều cửa sổ thì trần nhà là khu vực mà bạn có thể thỏa sức trang trí, còn nếu căn phòng của bạn không có đủ ánh sáng từ tự nhiên thì việc lựa chọn những gam màu sáng cũng là lựa chọn không tồi. Ngoài ra khi lựa chọn màu sơn của trần nhà hãy chú ý tới gam màu của đồ vật nội thất cũng như các phụ kiện khác trong căn phòng của bạn.

  • Giấy dán trần 

Trang trí trần nhà bằng giấy dán tường đang là xu hướng và rất được ưa chuộng trong một vài năm trở lại đây. Cách thi công giấy dán trần khác hoàn toàn với thi công giấy dán nhà bởi vì ngoài yếu tố về thẩm mỹ, màu sắc, thiết kế thì việc lựa chọn cũng cần hết sức cẩn thận nếu không sẽ biến căn phòng bạn trở nên lố bịch và đi ngược lại mới mong muốn lúc ban đầu. Thông thường hình ảnh thường được sử dụng rộng rãi trên giấy dán tường đó là tranh phong cảnh mà mang màu sắc tươi sáng ví dụ như hình những cây tuyết trắng trên nền trời xanh, nó mang phong cách nhẹ nhàng nhưng hết sức sang trọng và không hề bị lỗi thời qua năm tháng. Thông thường các mẫu giấy dán tường sẽ được tính theo mét vuông, bạn có thể chọn mẫu và sau đó thông báo cho bên bán hàng biết chiều dài và chiều rộng của trần nhà. Đặt hàng và phía công ty sản xuất giấy dán trần sẽ cung cấp cho bạn mặt hàng đúng như bạn mong muốn.

  • Sử dụng ván gỗ 

Đối với trần nhà, cách thông thường mọi người hay sử dụng đó là trần nhà bằng bê tông, trần nhà bằng tôn hoặc trần nhà bằng thạch cao vừa bền lại dễ sử dụng. Nhưng hiện nay, nhu cầu tăng lên mọi người không chỉ quan tâm đến độ bền và dễ dàng sử dụng nữa, mà phải đáp ứng được cả về tất cả mọi mặt như bền, dễ sử dụng, dễ dàng vệ sinh, đảm bảo an toàn và đẹp mắt. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại gỗ dùng để ốp trần nhà. Sử dụng ván gỗ để ốp trần nhà mang đến lối kiến trúc thời trung đại. Những loại ván gỗ này có rất nhiều màu và hoa văn cho bạn lựa chọn, nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn những loại ván gỗ phù hợp với tone màu của những đồ nội thất trong nhà.

  • Chỉ phào thạch cao

Phào chỉ thạch cao là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng và trang trí nội thất. Phào chỉ thạch cao có thể giúp bạn tạo được những họa tiết độc đáo trên trần nhà theo nhiều phong cách khác nhau. Vì cùng chất liệu và màu sắc nên trần nhà của bạn trông chẳng khác gì các tác phẩm được trạm trổ bởi các nhà điêu khắc tài ba. Cấu tạo của phào chỉ thạch cao cũng giống như những loại thạch cao thông thường khác, đều có ưu điểm là dễ sử dụng, dễ tạo kiểu, trông rất cuốn hút và sang trọng. Tuy nhiên, phào chỉ thạch cao nên tránh tiếp xúc với nước vì sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc hay bị bay màu do phào chỉ thạch cao không chịu được độ ẩm ướt hay thường xuyên tiếp xúc với nước.

  • Mái vòm  

Trần nhà mái vòm là đặc trưng thiết kế từ thời Babylonia. Thiết kế trần nhà dạng vòm tạo nên vẻ đẹp kiến trúc đặc biệt, bên cạnh đó còn giúp cho căn phòng thêm phần rộng rãi và không gian thoáng đãng hơn. Mái vòm thường được sử dụng cho không gian phòng khách và phòng tắm, còn với không gian phòng ngủ và phòng bếp bạn nên sử dụng dạng mái vòm liên tiếp sẽ khiến cho căn phòng trở nên thú vị hơn.

  • Đèn trang trí 

Việc trang trí cho căn phòng ánh sáng từ các thiết bị đèn là điều không thể thiếu. Điều đầu tiên bạn cần làm là phải lên ý tưởng sao cho phù hợp, xác định được mục đích sử dụng đèn và lựa chọn mẫu mã đèn tương thích với không gian sử dụng.

Bạn có thể sử dụng một chiếc đèn chùm cho trần nhà trong phòng khách và phòng ngủ, ngoài tác dụng chiếu sáng ra đèn chùm còn có tác dụng tạo ra một không gian sang trọng và ấn tượng, thể hiện được rõ gu thẩm mỹ của gia chủ. Hiện nay còn có một xu hướng sử dụng đèn trong nhà đó là sử dụng ánh đèn led không nhìn thấu từ các bóng đèn điện lộ ra. Đó là cách sử dụng các bóng đèn led âm trần, các dòng sản phẩm đèn led âm trần thường có thiết kế bóng đèn tròn, bóng halogen hoặc bóng đèn compact đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ ánh sáng trong căn phòng.

 

KẾT LUẬN: Trần nhà quá cũ kĩ và đã qua thời gian sử dụng khá dài khiến cho chất lượng của căn nhà không còn được đảm bảo. Đã đến lúc bạn phải đầu tư cải tạo lại trần nhà để cho căn nhìn khang trang và sạch đẹp hơn. Hãy gọi ngay đến cho chúng tôi, ANDU sẽ dốc hết sức mình để hoàn thiện cho khách hàng một công trình như ý muốn.

Một số hình ảnh:

33. Vách kính tầng lửng khu A_

33. Vách kính tầng lửng khu A_

30. Trục 6-8 nhìn từ trên

30. Trục 6-8 nhìn từ trên

29. Hành lang khu A tầng 2 lửng_

29. Hành lang khu A tầng 2 lửng_

28.1. Khu A tầng 2 trục 1-3_

28.1. Khu A tầng 2 trục 1-3_

28. Khu A tầng 2 trục 1-3 có đèn

28. Khu A tầng 2 trục 1-3 lắp đèn

26. Khung xương trần và khung xương cột khu A

26. Khung xương trần và khung xương cột khu A

25. Phòng họp khu A_

25. Phòng họp khu A_

24. Đèn trần tầng 2 khu A

24. Đèn trần tầng 2 khu A

24. Khu vực Bộ phận KTXD_

24. Khu vực Bộ phận KTXD_

23. Khung vách khu A

23. Khung vách khu A

7. Tủ, đồ liền tường phòng

7. Tủ, đồ liền tường phòng

23. Khu vực Bộ phận KTXD

23. Khu vực Bộ phận KTXD

Đánh giá post

Bình luận